Lequydonphanthiet.edu.vn - Cổng thông tin kiến thức tổng hợp

Hoá học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit Giải Hoá học lớp 9 trang 14

Tháng Chín 9, 2023 by lequydonphanthiet.edu.vn

Bạn đang xem bài viết ✅ Hoá học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit Giải Hoá học lớp 9 trang 14 ✅ tại website Lequydonphanthiet.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Hoá học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi trang 14 chương 1 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Hóa 9 bài 3 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài và hiểu được kiến thức về tính chất hóa học của axit. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải bài tập Hóa 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit, mời các bạn cùng tải tại đây nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • Lý thuyết Hoá 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit
    • I. Tính chất hóa học của axit
    • II. Axit mạnh và axit yếu
    • III. Phương pháp điều chế trực tiếp
  • Giải bài tập Hóa 9 Bài 3 trang 14
    • Câu 1
    • Câu 2
    • Câu 3
    • Câu 4

Lý thuyết Hoá 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit

I. Tính chất hóa học của axit

1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu

– Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

– Trong hóa học, quỳ tím là chất chỉ thị màu để nhận biết dung dịch axit.

Khám Phá Thêm:   Quy định 69-QĐ/TW Quy định xử lí kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm

2. Axit tác dụng với kim loại

– Dung dịch axit tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.

Ví dụ:

3H2SO4(dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2 (↑)

2HCl + Fe → FeCl2 + H2 (↑)

– Các kim loại Hg, Cu, Ag, Au, Pt …không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng.

Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí hiđro.

3. Axit tác dụng với bazơ: Axit + bazơ → muối + H2O

Ví dụ:

H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Phản ứng của axit với bazơ được gọi là phản ứng trung hòa.

4. Axit tác dụng với oxit bazơ: Axit + oxit bazơ → muối + H2O

Ví dụ:

6HCl + Fe2O3 → FeCl3 + 3H2O

H2SO4 + MgO → MgSO4 + H2O

Ngoài ra, axit còn tác dụng với muối.

Ví dụ:

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

II. Axit mạnh và axit yếu

Dựa vào tính chất hóa học, axit được phân làm 2 loại:

+ Axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3,…

+ Axit yếu như H2S, H2CO3,…

III. Phương pháp điều chế trực tiếp

a) Đối với axit có oxi

Oxi axit + nước → axit tương ứng

N2O5 + H2O → 2HNO3

SO3 + H2O → H2SO4

Axit + muối → muối mới + axit mới

BaCl + H2SO4 → BaSO4 + HCl

Một số PK rắn → axit có tính oxi hóa mạnh

b) Đối với axit không có oxi

Phi kim + H2 → hợp chất khí (Hòa tan trong nước thành dung dịch axit)

Halogen (F2, Cl2, Br2,…) + nước

2F2 + 2H2O → 4HF + O2 ↑

Muối + Axit → muối mới + axit mới

Khám Phá Thêm:   Nghị định 34/2018/NĐ-CP Thay đổi điều kiện cấp bảo lãnh tín dụng cho DN vừa và nhỏ

Ví dụ: Na2S + H2SO4 → H2S ↑ + Na2SO4

Giải bài tập Hóa 9 Bài 3 trang 14

Câu 1

Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình phản ứng hóa học điều chế magie sunfat.

Gợi ý đáp án

Phương trình hóa học:

Mg + H2SO4(loãng) → MgSO4 + H2

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

Câu 2

Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.

b) Dung dịch có màu xanh lam.

c) Dung dịch có màu vàng nâu.

d) Dung dịch không có màu.

Viết các phương trình phản ứng.

Gợi ý đáp án

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H2.

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑

b) Dung dịch có màu xanh lam là dung dịch CuCl2.

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

c) Dung dịch có màu vàng nâu là dung dịch FeCl3.

Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

Hoặc Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

d) Dung dịch không màu là các dung dịch MgCl2, AlCl3.

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑

Câu 3

Hãy viết các phương trình phản ứng trong mỗi trường hợp sau:

a) Magie oxit và axit nitric.

b) Đồng (II) oxit và axit clohiđric.

c) Nhôm oxit và axit sunfuric.

d) Sắt và axit clohiđric.

e) Kẽm và axit sunfuric loãng.

Gợi ý đáp án

Phương trình hóa học của các phản ứng:

a) MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O

b) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Khám Phá Thêm:   Thông báo thời gian và Danh sách thi Vòng 1 kỳ thi tuyển viên chức 2020 Các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

c) Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

d) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

e) Zn + H2SO4(loãng) → ZnSO4 + H2 ↑ .

Câu 4

Có 10g hỗn hợp bột các kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo:

a) Phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học.

b) Phương pháp vật lí.

(Biết rằng đồng không tác dụng với axit HCl và axit H2SO4 loãng).

Gợi ý đáp án

a) Phương pháp hóa học:

– Ngâm hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch HCl dư.

– Phản ứng xong, lọc lấy chất rắn, rửa nhiều lần trên giấy lọc.

– Làm khô chất rắn, thu được bột Cu.

– Cân, giả sử ta cân được 7,2g. Từ đó suy ra trong hỗn hợp có 7,2g Cu và 10-7,2= 2,8g Fe

⇒ % Cu = (7,2/10).100% = 72% và % Fe = 100% – 72% = 28%

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

Cu + HCl → không phản ứng.

b) Phương pháp vật lí:

Dùng thanh nam châm, sau khi đã bọc đầu nam châm bằng mảnh nilon mỏng và nhỏ. Chà nhiều lần trên hỗn hợp bột ta cũng thu được 2,8g bột Fe.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoá học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit Giải Hoá học lớp 9 trang 14 của Lequydonphanthiet.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo, trang 146) Soạn văn 9 tập 1 bài 11
Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo, trang 146) Soạn văn 9 tập 1 bài 11
Thông báo số 65/TB-TTCP Kết luận thanh tra chuyên đề quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 Luật số 70/2014/QH13
Bài viết trước: « Cách làm phá lấu vịt thơm ngon, đơn giản dễ làm
Bài viết tiếp theo: Thử ngay 7UP vị soda chanh mới tươi ngon sảng khoái »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Bài viết mới

  • Chế độ Heat của điều hòa là gì? Cách sử dụng chi tiết nhất
  • Tổng hợp 40+ hình xăm con chuột đẹp nhất, ý nghĩa hình xăm con chuột
  • Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo, trang 146) Soạn văn 9 tập 1 bài 11
  • Những bộ phim về loài mèo hay nhất bạn nên xem
  • Thông báo số 65/TB-TTCP Kết luận thanh tra chuyên đề quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo
  • Bộ Sưu Tập Hình Anime Mèo 4K Siêu Độc
  • 7 cách khắc phục iPad không nhận SIM đơn giản và nguyên nhân cụ thể
  • 5 tác hại của mặt nạ sữa tươi khoai tây bạn nên biết
  • Thông tư 04/2023/TT-BXD Quy chuẩn quốc gia về sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng
  • Cách xóa file đang treo (File In use) trong Windows

Copyright © 2023 · Lequydonphanthiet.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích